OECD là một tổ chức phát triển kinh tế được biết đến rộng rãi. Nhưng cần hiểu rõ OECD là gì để biết chức năng, mục tiêu hoạt động. Theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này bạn nhé!
OECD là gì? Cơ cấu tổ chức
OECD là chữ cái viết tắt của từ tiếng Anh Organization for Economic Cooperation and Development với nghĩa là Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Tổ chức được thành lập năm 1961 có trụ sở tại Lâu đài La Muette Paris với mục đích phát triển kinh tế và các phúc lợi xã hội cho các nước tham gia.
Hiện nay, OECD có 36 nước là thành viên ở các châu lục khác nhau như châu Âu, Úc, Mỹ , Canada và Nhật. Đây đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển tiên tiến nhất trên thế giới, do vậy, tổ chức còn có tên gọi khác là “Tổ chức của những người giàu”. Ngoài ra, tổ chức còn hợp tác với hơn 70 quốc gia phát triển khác như Trung Quốc, Ấn Độ…
Cơ cấu hoạt động của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế bao gồm:
– Hội đồng OECD: Đây là cơ quan có quyền quyết định theo nguyên tắc thống nhất gồm mỗi nước thành viên có một đại diện và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Tổ chức họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần về các vấn đề quan trọng ưu tiên của tổ chức.
– Ban Thư ký OECD: Đây là cơ quan phối hợp các hoạt động của tổ chức và hỗ trợ cho các hoạt động của Ủy ban, trong đó có Tổng Thư ký và 4 Phó Tổng Thư ký.
– Ủy ban Chuyên môn: Tổ chức có 12 ủy ban chuyên môn trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, môi trường, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, thống kê… Ngoài ra, OECD có 6 cơ quan tương đối độc lập.
Nhiệm vụ của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
OECD được thành lập với nhiệm vụ là thúc đẩy các chính sách về phát triển kinh tế và xã hội nhằm cải thiện đời sống của con người trên toàn thế giới.
OECD sẽ tổ chức một nơi làm việc để các chính phủ làm việc với nhau nhằm giải quyết các vấn đề trong xã hội. Trong đó, đề ra các giải pháp đối với những vấn đề diễn ra. OECD giúp đo lường về việc đặt tiêu chuẩn chung ở các lĩnh vực.
Ngoài ra, tổ chức OECD còn xem xét các vấn đề của cuộc sống như thuế, an ninh, sinh hoạt và ngay cả đời sống tinh thần. Đặc biệt là vấn đề giáo dục và những ứng dụng trong trường học nhằm phát triển giáo dục cho người trẻ, đồng thời còn lưu ý đến trợ cấp thất nghiệp và hưu trí.
OECD giải quyết những vấn đề của các chính phủ ở các nước như sau:
– Giúp các quốc gia tin vào sự phát triển của tổ chức và thị trường sẽ luôn có những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội hợp lý nhất.
– Thông qua việc tái lập tài chính công để tạo cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế.
– Thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn tăng trưởng và các nền kinh tế mới thông qua các chiến lược.
– Phát triển các kỹ năng lao động để tăng năng suất trong công việc.
Các chính sách của OECD
Về chính sách đối nội
Các thành viên trong tổ chức xác định sứ mệnh của mình và tổng hợp những cam kết về dân chủ và nền kinh tế thị trường. Những quyết định của tổ chức mang tính chất khuyến nghị và không mang tính bắt buộc. Do đó, đây là một tổ chức liên chính phủ mà không phải là một tổ chức của các quốc gia độc lập.
Diễn đàn của tổ chức tạo điều kiện để các nước tham gia trao đổi ý kiến và thảo luận các vấn đề về thương mại quốc tế. Đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nước thành viên trong tổ chức với các quốc gia không nằm trong tổ chức.
Về chính sách đối ngoại
Ngoài có mối quan hệ với hơn 70 quốc gia không phải là thành viên thì OECD còn duy trì mối quan hệ mật thiết với các tổ chức khác như tổ chức dân sự, nghị viện như hội đồng Châu Âu, hội đồng NATO.
Bên cạnh đó, tổ chức còn có nhiều mối quan hệ chính thức và tạo liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế trên thế giới như tổ chức lao động, tổ chức nông lương, ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế…
OECD là gì? Đây là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm phát triển các mục tiêu chung trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia thành viên và tạo lập quan hệ với các nước khác.
Phản hồi gần đây